Bạn đang muốn mở rộng kinh doanh quần áo sang thị trường sôi động tại Việt Nam? Có thể bạn đang có kế hoạch mở một cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam và muốn nhập khẩu quần áo đển bán. Dù thế nào đi nữa, bạn sẽ phải thông qua các quy định và thủ tục nhập khẩu của Việt Nam. Đây có thể là một quá trình phức tạp vì phải tuân theo nhiều luật và quy định khác nhau. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn toàn diện về thủ tục và quy định nhập khẩu quần áo vào Việt Nam.
1. Quy định về thủ tục nhập khẩu quần áo tại Việt Nam
1.1 Những quy định về cấm và được phép nhập khẩu quần áo
Theo thông tư 187/2013/NĐ-CP này 20/11/2013 của chính phủ. Các mặt hàng quần áo , giày dép, túi xách là hàng mới và hàng mẫu thì được phép nhập khẩu quần áo vào Việt Nam .
Các mặt hàng quần áo , giày dép . nón , túi xách đã qua sữ dụng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu quần áo vào Việt Nam
1.2 Quy định về quy chuẩn kỹ thuật khi nhập khẩu quần áo
Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Chính quy định về mức hàm lượng formaldehyt và các amin chuyển hoá thành thuốc nhuộm azo trong nghành dệt may .
Thông tư số 04/2014/TT – BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương.
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun… thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.”
Điều 12 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra đối với: Trường hợp công ty nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo thun…(nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.
Ngoài ra sau khi nhập khẩu quần áo vào Việt Nam bạn phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy.
2 Công bố hợp quy là gì ? Những điều cần lưu ý ?
Theo thông tư 02/2017/TT-BKHCN, thông tư 183/2016/TT-BTC, thông tư 28/2012/TT-BKHCN, nghị định 132/2008/NĐ-CP, luật 05/2007/QH12, nghị định 127/2007/NĐ-CP, luật 68/2006/QH11.
Công bố hợp quy là quy trình kiểm định và xác nhận rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, an toàn và môi trường được quy định trong các tiêu chuẩn hợp quy. Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm cần phải thông qua công bố hợp quy bao gồm: thiết bị điện, thiết bị y tế, sản phẩm dược phẩm, sản phẩm thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm vệ sinh cá nhân, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác liên quan đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Quy trình công bố hợp quy thường bao gồm các bước sau:
- Xác định các tiêu chuẩn hợp quy áp dụng cho sản phẩm của bạn.
- Kiểm tra và đánh giá sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn hợp quy.
- Nộp đơn xin chứng nhận công bố hợp quy đến cơ quan quản lý phù hợp.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết, chẳng hạn như báo cáo kiểm định, kết quả kiểm tra và bảng tính báo cáo.
- Chờ đợi quyết định từ cơ quan quản lý về việc cấp chứng nhận công bố hợp quy.
- Tiếp tục tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng, chất lượng và an toàn để đảm bảo sản phẩm của bạn tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn hợp quy.
3. Mã HS Code
Chương 61 : Quần áo và hàng may mặt dệt kim hoặc móc
Chương 62 : Quần áo và hàng may mặt không dệt kim hoặc móc
4. Thuế nhập khẩu quần áo vào Việt Nam
Thuế nhập khẩu thông thường: 30%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
Thuế VAT : 8% (Cập nhật Biểu thuế XNK 2022)
ACFTA: 0%
5.Thủ tục hải quan nhập khẩu quần áo về Việt Nam
Bạn cần chuẩn bị những chứng từ sau trước khi nhập khẩu quần áo:
_Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
_Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
_Bill of lading (Vận đơn);
_Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
_Giấy chứng nhận hợp quy;
_Các chứng từ khác (nếu có).
Với mặt hàng nhập khẩu quần áo là khá đa dạng mỗi mặt hàng sẽ có những mã HS code khác nhau vì thế bạn nên tham khảo trước khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá .Hoặc có thể liên hệ Thanh Tâm Logistics để được tư vấn miễn phí theo thông tin :
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIẾP VẬN THANH TÂM
Địa chỉ :36/15 Yên Thế, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Hotline : 0975409484
Website: https://thanhtamlogistics.net/
Fanpage:https://www.facebook.com/thanhtamlogisticss/
Email: cerys@ttelogistic.com